Đọc báo mới!

doc bao mới để cập nhật tin tức mới nhất trên toàn cầu, bao moi luôn đem đến cho bạn những giây phút thoải mái, thư giãn, kịch tính với các tin tức giải trí, kinh tế, giáo dục cực hay và bổ ích




Hàng hot

Đã tìm thấy mảnh vỡ của máy bay bị mất tích

3:17 PM |
Tin ngắn từ doc bao moi:
Theo thông tin từ Sở chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn hàng không cho biết, lúc 18h30 ngày 9-3, thủy phi cơ của Việt Nam phát hiện vật thể nghi là mảnh vỡ của máy bay cách đảo Thổ Chu khoảng 80km về phía Nam Tây Nam.

Tọa độ phát hiện tại 08, 4732 vĩ Bắc  - 103,2226 độ kinh Đông. Căn cứ tọa độ và mô tả của lực lượng tìm kiếm, sở chỉ huy nhận định có khả năng đó là mảnh vỡ của máy bay và đã phát thông báo tới Malaysia và Singapore.
Thông tin báo về sở chỉ huy cho biết lực lượng máy bay đã chụp được ảnh vật thể nhưng trời tối nên ảnh mờ. Hiện thủy phi cơ đang trên đường trở về đảo Phú Quốc và sáng sớm 10-3 sẽ trở lại nơi phát hiện vật thể để xác minh rõ hơn.
Sở chỉ huy cũng đã yêu cầu Vietnam MRCC huy động một  tàu SAR ra vị trí phát hiện vật thể nghi là mảnh vỡ máy bay để xác minh rõ hơn.
Đến tối 9-3, toàn bộ các tàu chuyên dụng của Vùng 5 hải quân và Vùng cảnh sát biển 4 đóng tại đảo Phú Quốc, Kiên Giang đều trong tình trạng sẵn sàng nhổ neo lên đường làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn đối với chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát - chính ủy Vùng 5 hải quân - cho hay hai tàu hải quân HQ954 và HQ637 vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ tìm kiếm trên khu vực nghi máy bay mất tích.
Trong khi đó, vào lúc 16g30, thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT 777 do chuẩn đô đốc Lê Minh Thành - phó tư lệnh Quân chủng hải quân - trực tiếp chỉ huy đã cất cánh từ sân bay Phú Quốc trực chỉ vùng biển phía nam đảo Thổ Chu để tham gia công tác tìm kiếm tung tích chiếc máy bay.
Lúc 19g cùng ngày, đại tá Doãn Bảo Quyết - chính ủy Vùng cảnh sát biển 4 - cho hay hai tàu CSB 2001 và 2003 vẫn tích cực tìm kiếm và chưa có phát hiện nào mới được báo về.

Đại tá Trương Ngọc Hân - Hải đoàn trưởng Hải đoàn 28, Bộ đội Biên phòng đóng tại Kiên Giang - cho biết cũng đã nhận được thông báo tình hình để sẵn sàng cử lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
Cũng trong chiều 9-3, phóng viên của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã đến Bộ tư lệnh Vùng 5 hải quân để tìm hiểu thông tin về công tác phối hợp tìm kiếm, cứu hộ phía Việt Nam.
Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát đã thông tin nhanh về tình hình và cho biết Quân chủng hải quân nói chung và Vùng 5 hải quân nói riêng sẽ nỗ lực tối đa phối hợp với các lực lượng trong nước và nước bạn để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Theo ông Phát, thông tin từ Vụ báo chí Bộ ngoại giao cho hay trong ngày 10-3 sẽ có một đoàn nhà báo quốc tế đến Phú Quốc để theo dõi và đưa tin về hoạt động tìm kiếm, cứu hộ. Ông Phát cho biết sẽ tạo điều kiện để báo chí trong và ngoài nước tiếp cận thông tin về hoạt động tìm kiếm.
Dự kiến từ ngày 10-3, Bộ tư lệnh Vùng 5 hải quân sẽ tổ chức họp báo hai lần trong ngày vào lúc 9g và 15g.
Trước đó, 15g chiều 9-3, PV Tuổi Trẻ tiếp tục lên máy bay Antonov 26 mang số hiệu 286 của Lữ đoàn không quân 918 bay ra hiện trường tìm kiếm chiếc bay Malaysia mất tích.
16g30, máy bay đến vị trí tìm kiếm, nơi xuất hiện “vùng màu vàng” nghi là dầu loang như trước đó các phi cơ thông tin. Khác với buổi sáng cùng ngày, trong buổi chiểu nay tại vùng biển này đã xuất hiện rất nhiều tàu cứu nạn sơn màu vàng cam của nhiều quốc gia tham gia ứng cứu.
Nhờ máy bay bay thấp ở độ cao 1.200m nên từ trên máy bay có thể quan sát tương đối rõ nhiều tàu cứu nạn đang dàn hàng ngang 3-5 chiếc để “càn” qua vùng biển nghi vấn, nhằm tìm kiếm các manh mối của chiếc may bay mất tích.
Trong suốt hành trình bay tìm kiếm trên vùng biển rộng khoảng 14.000 km đều có các tàu cứu nạn thực hiện các thao tác tìm kiếm tương tự. Ngoài ra, nhiều tàu cá của Malaysia cũng có tiếp ứng việc tìm kiếm, các tàu này không đi thành hàng mà chia ra nhiều vị trí  để tìm kiếm trong phạm vi hẹp hơn.
Vùng nước màu vàng nghi vấn là vệt dầu loang chiều nay đã nhạt màu hơn nhưng tỏa rộng ra trên khắp mặt biển. Theo nhận định của các phi công, vùng nước màu vàng này sẽ không tồn tại được lâu dưới tác động của sóng biển.
17g chiều, máy bay Antonov 26 mang số hiệu 286 đã quay trở về TP.HCM. Trả lời phỏng vấn ngay sau khi đáp xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất, cơ trưởng, thượng tá Hoàng Văn Phong cho biết trong hai ngày qua các đội bay của Việt Nam đã thực hiện việc tìm kiếm trên diện tích khoảng 24.000 km2 trên vịnh Thái Lan.
Trong ngày mai và những ngày sắp tới, các máy bay tìm kiếm cứu nạn sẽ luôn trong thái sẵn sàng để nhận lệnh xuất phát từ Quân chủng phòng không không quân.
Lúc 16g15 chiều 9-3, sau gần 4 giờ bay tìm kiếm trên vùng biển Tây, máy bay Mi 117 số hiệu 02 do đại tá Trần Văn Quang - trung đoàn trưởng trung đoàn không quân 917 (Sư đoàn không quân 370) chỉ huy đã hạ cánh xuống sân bay Cà Mau.
Khoảng 15 phút sau chiếc máy bay Mi 171 số hiệu 04 cũng hạ cánh xuống sân bay kết thúc chuyến tìm kiếm trong ngày.
Ngay sau khi máy bay hạ cánh, trả lời báo chí, đại tá Trần Văn Quang cho biết cả hai máy bay của trung đoàn đã tiếp cận tọa độ được xác định có vết dầu loang nghi vấn địa điểm máy bay của Malaysia gặp nạn.
Cả hai máy bay lần lượt quần đảo và liên tục hạ độ cao xuống rất thấp và phát hiện đây không phải là vết dầu loang mà là khu vực bãi cạn, có nhiều sinh cảnh có màu vàng nên từ trên cao nhìn xuống có màu vàng giống vệt dầu.
“Do thời tiết hôm nay rất tốt, trời quang mây, tầm nhìn rất rõ. Đội bay đã hạ độ cao chỉ còn 300m và quan sát kỹ và thấy rất rõ nên mới có cơ sở khẳng định như vậy”, đại tá Quang nói. Cũng theo đại tá Quang, ngoài thông tin trên, cả hai đội bay không phát hiện thêm nghi vấn gì.
Chỉ có VN được điều tra tai nạn?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lại Xuân Thanh cục trưởng Cục hàng không VN cho biết theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), chính phủ quốc gia, vùng lãnh thổ quản lý vùng FIR (vùng thông tin bay) có máy bay rơi sẽ thực hiện trách nhiệm và có thẩm quyền điều tra vụ tai nạn.
Trong trường hợp máy bay Boeing 777 của MAS rơi vào vùng FIA Hồ Chí Minh của VN, VN sẽ thực hiện thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ tai nạn.
Ông Thanh cho biết rất nhiều quốc gia có quyền được tham gia công tác điều tra cùng với VN, trong đó phải có bốn quốc gia và vùng lãnh thổ chính: quốc gia của người khai thác máy bay, quốc gia đăng ký máy bay, quốc gia thiết kế máy bay, quốc gia chế tạo máy bay.
Theo ông Thanh, quốc gia thực hiện điều tra cũng có thể mời thêm quốc gia có liên quan nhiều đến tai nạn như quốc gia có nạn nhân của vụ tai nạn tham gia công tác điều tra.
LÊ NAM
Trả lời câu hỏi đội bay của trung đoàn 917 có nhận được thông tin từ các máy bay cứu nạn phía Singapore và Malaysia về nghi vấn có vật thể lạ cách đảo Thổ Chu khoảng 100 hải lý và đội bay có tiếp cận khu vực này? Đại tá Quang nói, cả hai đội bay của trung đoàn không nhận được thông tin này nên không tiếp cận, chỉ thực hiện tìm kiếm tại tọa độ đã được trung tâm tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam xác định trước đó.
“Đội bay của chúng tôi đã nhiều lần tham gia tìm kiếm cứu nạn, nhưng lần này việc tìm kiếm cứu nạn khó khăn hơn nhiều. Chúng tôi nhận thông tin muộn, việc xác định tọa độ không rõ ràng”, đại tá Quang nói.
Trả lời câu hỏi về khả năng đội bay của trung đoàn không quân tiếp tục tìm kiếm cứu nạn vào ban đêm, Đại tá Quang cho hay, sau chuyến bay này cả hai đội bay chưa nhận được chỉ đạo bay tiếp theo vào ban đêm, nhưng bay đêm rất khó.
"Tuy nhiên, toàn bộ hai đội bay của chúng tôi vẫn trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh”, ông cho biết.
Vùng FIR là gì?
FIR là chữ viết tắt của “Flight Information Region”, tạm gọi là “vùng thông tin bay”: vùng không gian khí quyển có kích thước được xác định cụ thể. Máy bay qua vùng này phải cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều hành chuyến bay toàn và hiệu quả, báo động cho các cơ quan có trách nhiệm khi một máy bay cần cứu trợ hay bị tai nạn để tìm kiếm cứu nạn.
Sự phân chia trách nhiệm giữa các đơn vị FIR là do thỏa thuận của các nước liên hệ và phải thông qua Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). FIR mang tên vùng chứ không mang tên quốc gia nên không mang ý nghĩa về chủ quyền quốc gia.
Chẳng hạn FIR Hồ Chí Minh gồm cả vùng hải phận quốc tế cũng như cả một phần vùng trời Lào và một phần vùng trời Campuchia. FIR Hong Kong và FIR Hồ Chí Minh chia nhau trách nhiệm không gian khí quyển trên một phần của Biển Đông. FIR Bangkok chịu trách nhiệm vùng trời Campuchia và vùng trời trên biển phía Nam VN.
Máy bay bay qua không phận của quốc gia nào phải trả tiền cho quốc gia đó theo thỏa thuận giữa các bên với quốc gia có chủ quyền.

Read more…

Cô bé giúp việc trở thành du học sinh xuất sắc

3:55 PM |
Nhắc tới người giúp việc, các bạn nghĩ ngay đến những người không có đủ điều kiện học tập, hoàn cảnh khó khăn nên phải giúp việc nhà để kiếm sống. Sau đây doc bao sẽ đưa ra dẫn chứng về 1 kỳ tích của VN

Căn nhà cấp bốn của gia đình bà Nguyễn Thị Trọng (xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) thời gian này luôn tràn ngập tiếng cười. Cô con gái 28 tuổi Đặng Thị Hương mang về nhà nhiều giải thưởng sau 2 năm du học Australia.
Tháng 11 năm ngoái, Hương được trao bằng khen Sinh viên quốc tế xuất sắc năm của bang Victoria và Sinh viên quốc tế xuất sắc 2013 do Thủ hiến bang Victoria, Denis Napthine, trao tặng. Cô là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận cùng lúc hai giải thưởng danh giá này. Ngoài ra, Đặng Thị Hương còn là Đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill 2013.
"Biết tin con đạt thành tích tốt bên Australia, tôi mừng không ngủ được. Nghĩ lại trước kia con vì kiếm tiền giúp mẹ nuôi anh trai, em gái ăn học mà phải một mình lên Hà Nội làm ôsin, sống lang thang thấy thương", bà Trọng tâm sự. Ở tuổi 62, tóc của bà đã bạc, khuôn mặt sạm nhăn vì nắng gió, nhọc nhằn.

Đặng Thị Hương, nữ sinh Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận đúp hai giải thưởng Sinh viên quốc tế xuất sắc năm 2013 bang Victoria, Sinh viên quốc tế xuất sắc của năm 2013 do Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine trao tặng. Ảnh: NVCC.
Hương là con vợ lẽ, mẹ sinh cô trong góc ngôi nhà vách đất mà bà vay mượn mãi mới dựng được. Cứ tới ngày mưa, bốn mẹ con Hương lại ôm nhau chui dưới gầm bàn để tránh nếu không may tường bị sập. Nhà chỉ có mẹ, anh trai và em gái hay đau yếu nên từ bé Hương đã phải làm việc đồng áng. Nuôi ước mơ thành giáo viên, nhưng hết lớp 7 cô gạt nước mắt nghỉ học vì cái đói đeo bám gia đình. 13 tuổi, Hương một mình lên Hà Nội làm ôsin. Khi đó, cô cao 1,3 m, nặng 27 kg, lòng đầy sợ sệt vì chưa một lần rời lũy tre làng.
Công việc đầu tiên của Hương trên thành phố là trông em bé 4 tháng tuổi và làm một số việc nhà. Quần quật từ sáng đến đêm, với mức lương vỏn vẹn 150.000 đồng, nhưng cô vẫn bị nhà chủ khó tính quát mắng. "Sống với người giàu có quả thật rất căng thẳng. Tôi luôn phải nỗ lực mỗi ngày để làm họ vừa lòng. Có chủ nhà xấu tính hay quát mắng khiến tôi tự ti. Mỗi lần chuyển việc tới một gia đình mới, tôi mệt mỏi vì không biết ngày mai mình sẽ ra sao", Hương tâm sự.
Bao đêm khóc vì thương thân, nhưng chưa một lần Hương than trách gia đình. Với cô, việc có một mái ấm cùng mẹ, anh, em đã là niềm hạnh phúc to lớn, hơn những em bé mồ côi khác. Bao vất vả, nhọc nhằn của mẹ cùng quyết tâm giúp anh em được học hành khiến Hương không ngừng cố gắng. Chưa một lần Hương động đến tiền công giúp việc mà gửi tất cả về để mẹ trang trải sinh hoạt, đóng học phí cho anh trai, em gái.
Lần đầu được cầm 200.000 đồng về quê, Hương thấy như được mang theo cả gia tài. Lúc nào cô cũng nơm nớp lo mất tiền. "Một bác hỏi tôi quê quán ở đâu, sao say xe mà đi một mình, tôi vội trả lời: 'Cháu là sinh viên học ở Hà Nội, hết tiền nên về quê xin bố mẹ'. Với câu nói đó, tôi hy vọng người khác nghĩ cái túi dưới gầm ghế của tôi không có tiền", Hương cười khi nhớ lại.
Sau 4 năm làm giúp việc, Hương may mắn được một người quen xin cho học tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Cô hạnh phúc tột cùng vì giấc mơ đến trường có cơ hội được thực hiện. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, niềm vui ấy mất dần, nhà chủ đuổi cô đi vì thức khuya, dành thời gian làm bài. Không họ hàng, người quen, Hương tìm đến gầm cầu thang khu tập thể cũ sống, ngày đi bán hàng rong, tối đi học bổ túc.
"Gần 2 năm ở gầm cầu thang là khoảng thời gian tồi tệ với tôi. Tôi phải tiếp xúc với đủ thành phần xã hội, từ cửu vạn, nghiện ngập, trộm cắp... 2h sáng tôi thức dậy thổi xôi đi bán, chiều bán bánh ngô, tối học bổ túc xong lại bán hàng tới 24h đêm. Một số người luôn muốn đuổi tôi đi để chiếm chỗ. Họ mắng chửi, dọa nạt, thậm chí đổ rác lên chỗ tôi ngồi. Mỗi ngày tôi đều sợ bị xua đuổi, sợ thanh niên trêu trọc, sợ phải ăn mì tôm cân", vén mái tóc để lộ gò má xương gầy, Hương trầm tư nói.
Đầu năm 2006, Hương trở thành học viên của một doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ đường phố. Đây là bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời của Hương và gia đình cô. Sau đó, Hương được nhận vào làm nhân viên phục vụ, thu ngân ở một khách sạn lớn tại Hà Nội. Khi đã có công việc và mức lương tốt, Hương bất ngờ xin nghỉ để sang Australia theo học bổng toàn phần chương trình Quản trị Kinh doanh tại Học viện Box Hill.
Hương đã trải qua 14 năm nỗ lực kể từ khi lên Hà Nội làm ôsin tới lúc cầm trên tay các bằng khen. Cô tự hào vì đã sinh ra trong nghèo đói để có nhiều trải nghiệm và học được hai chữ chia sẻ. Ảnh: NVCC.
Không còn làm việc cùng nhau nhưng đồng nghiệp cũ vẫn dành lời tốt đẹp khi nói về Hương. Anh Nguyễn Quốc Đông, người phụ trách cũ của Hương ở khách sạn tại Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi rất tiếc vì quyết định xin nghỉ để du học của Hương. Với khả năng giao tiếp khéo léo cùng vốn tiếng Anh tốt, Hương được nhiều khách hàng, đặc biệt là người nước ngoài, quý mến".
Thông tin Hương được trao nhiều danh hiệu sinh viên xuất sắc tại nước ngoài không khiến anh Đông bất ngờ. Theo anh Đông, nếu Hương không đạt xuất sắc mới là chuyện lạ bởi cô quá chăm chỉ và có tài. "Thành tích Hương đạt được là phần thưởng xứng đáng cho bao năm tháng khổ cực nhưng nhiều nỗ lực của cô", anh Đông nói.

Xem thêm: doc bao moi
Read more…